Nếu được hỏi loài hoa nào tượng trưng cho những cung bậc của trái tim, chắc chắn phải kể đến Cẩm Tú Cầu. Bởi lẽ đây là loài hoa vô cùng nhạy cảm, có màu sắc biến đổi theo từng điều kiện sống. Và ứng với mỗi gam màu, hoa lại chuyển tải những ý nghĩa khác nhau. Hãy mở rộng trái tim để cùng Dalat Hasfarm lắng nghe câu chuyện về vẻ đẹp trong từng cánh hoa đặc biệt này bạn nhé!
Nguồn gốc hoa Cẩm Tú Cầu
Cẩm Tú Cầu hay còn gọi là Dương Tử Cầu, tên khoa học là Hydrangea. Nó có nguồn gốc từ châu Á và châu Mỹ. Trong tiếng Latinh, Hydrangea có nghĩa là chén nước lớn. Trong đó, hydro là nước, angeion chính là cái bát lớn hay bồn nước, tựa như hình dáng của cây Cẩm Tú Cầu. Hoa Cẩm Tú Cầu còn có tên gọi tiếng Anh khác là Hortensia.
- Tên gọi: Cẩm Tú Cầu
- Tên gọi khác: Dương Tử Cầu
- Tên khoa học: Hydrangea
- Tên Tiếng Anh: Hortensia
- Họ: Cẩm Tú Cầu (Hydrangeaceae)
Sự tích tên gọi Hortensia của hoa Cẩm Tú Cầu
Tên gọi Hortensia của những đoá hoa kiều diễm này gắn liền với một sự tích thú vị. Theo đó, vào giữa thế kỷ 18, nhà nghiên cứu thực vật Philibert Commerson đã cùng với một trợ lý. Đó cũng chính là cộng sự của ông tên là Jean Baret. Họ đã vượt qua cuộc hành trình gian khổ khi khám phá những khu rừng nhiệt đới với nhiều cơn bệnh ngặt nghèo đe doạ.
Thế rồi ở Tahiti, họ đã tìm thấy loài hoa tuyệt đẹp mọc thành từng cụm to như cái chén lớn – hoa Cẩm Tú Cầu. Nhưng cũng tại đây, người cộng sự Jean Baret đã bị bại lộ thân phận. Khi Jean Baret cố tránh né những lời tán tỉnh của một tù trưởng Tahiti. Vì thực chất, Jean đã cải trang thành nam. Và cô có tên thật là Jeanne.
Kết thúc cuộc thám hiểm, người trợ lý trở thành quản gia cho Commerson đến khi nhà nghiên cứu trút hơi thở cuối cùng. Jean Baret sau đó đã đổi tên mình thành Hydrangea Hortensia. Chính là tên gọi theo phương Tây của hoa Cẩm Tú Cầu. Vì thế, nhiều người cho rằng tên hoa được đặt theo tên gọi của nhân vật nữ trong truyền thuyết kể trên.
Tuy nhiên theo một số tài liệu, nhà nghiên cứu Philibert Commerson đã đặt tên hoa là Hortensia vào năm 1771. Ông đã lấy cảm hứng từ những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Trong đó có nữ hoàng Hortensia – con gái của Josephine de Beauharnais và Napoleon. Và người phụ nữ thứ hai là Hortense de Nassau – con gái của hoàng tử Nassau.
Màu sắc độc đáo trong từng cánh hoa
Hoa Cẩm Tú Cầu có nhiều cánh nhỏ, mỏng manh, chen chúc. Chúng xếp lên nhau hài hoà tạo thành từng chùm hoa to tròn. Hoa thường nở rộ từ mùa hè đến mùa thu, đặc biệt là vào mùa hè. Một trong những vẻ đẹp khiến Cẩm Tú Cầu trở nên đặc biệt, lay động lòng người là khả năng đổi màu liên tục trong một chu kỳ nở.
Sắc màu của hoa dao động từ màu trắng sang màu xanh, màu hồng và màu tím… Chúng được xác định bởi độ pH của đất. Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam. Nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa. Nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím. Bởi thế, những người yêu – dù là khó tính nhất cũng phải xiêu lòng trước sự đổi màu ngoạn mục của từng cánh hoa Cẩm Tú Cầu.
Ý nghĩa của hoa Cẩm Tú Cầu
Về ý nghĩa, Cẩm Tú Cầu có lẽ là một trong những loài hoa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trái ngược nhau nhất. Hoa cẩm tú cầu bao gồm nhiều ý nghĩa khác nhau từ sự trù phú, tình cảm chân thành, lòng biết ơn và cả sự khoe khoang. Mỗi cách giải thích đều bắt nguồn từ lịch sử văn hóa, tín ngưỡng và từ những câu chuyện được kể từ xưa.
Nước Mỹ
Người Mỹ bản địa đánh giá cao hoa cẩm tú cầu. Họ yêu quý hoa cẩm tú cầu vì vẻ đẹp của chúng, và đã kết hợp chúng vào các nghi lễ. Hoa cẩm tú cầu có ý nghĩa như một phương tiện kết nối với thiên nhiên và các nghi lễ của người Mỹ bản địa.
Ở nước Mỹ, hoa cẩm tú cầu được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau, bao gồm Ngày của Mẹ, Lễ Phục sinh, sinh nhật và đám cưới. Hoa cẩm tú cầu gắn liền với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nhiều người, chẳng hạn như tình yêu và hôn nhân.
Thời kỳ Victoria – Anh Quốc
Vào thời Victoria, hoa tượng trưng cho sự lạnh lùng và thờ ơ. Nhưng sau đó, nhiều ý kiến phản đối rằng, Cẩm Tú Cầu là loài hoa vô cùng nhạy cảm, tinh tế. Bởi vì hoa có màu sắc biến đổi theo điều kiện sống, không thể tượng trưng cho sự lạnh lùng, vô tâm.
Hàn Quốc
Trong văn hóa Hàn Quốc, hoa cẩm tú cầu gắn liền với sự bền bỉ và kiên định. Ngày nay, sự rực rỡ của chúng được công nhận hàng năm tại Lễ hội văn hóa hoa cẩm tú cầu tại chùa Taejongsa trong công viên Taejongdae từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 hàng năm.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, hoa cẩm tú cầu được biết đến với cái tên Nanahenge (七変化), có nghĩa là “bảy sự biến đổi”. Loài hoa này có mang ý nghĩa về lời xin lỗi và lòng biết ơn. Hoa gắn liền với câu chuyện về vị hoàng đế đã mang những đoá Cẩm Tú Cầu tặng cho người phụ nữ mình yêu. Để thay cho lời xin lỗi chân thành vì đã mải mê công việc mà không quan tâm đến nàng. Nên ngày nay, Cẩm Tú Cầu ở Nhật được biết đến mang ý nghĩa gửi gắm thông điệp của lòng biết ơn và cảm xúc chân thành. Đồng thời, đó cũng là loài hoa cầu hôn trong lễ đính hôn, lễ cưới hay kỷ niệm ngày cưới.
Ý nghĩa màu sắc hoa Cẩm Tú Cầu
Nếu được hỏi loài hoa nào tượng trưng cho những cung bậc của trái tim, chắc chắn phải kể đến Cẩm Tú Cầu. Bởi lẽ đối với mỗi màu sắc, hoa lại chuyển tải những ý nghĩa khác nhau. Nếu sắc hồng của Cẩm Tú Cầu là thông điệp của những cảm xúc chân thành, sự lãng mạn, tình yêu, lễ cưới và hôn nhân thì sắc lam lại bày tỏ sự hối tiếc và xin tha thứ. Nếu Cẩm Tú Cầu màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, duyên dáng và hoàn hảo thì màu tím lại thổ lộ những tình cảm sâu đậm, sự dồi dào và giàu có. Màu xanh của Cẩm Tú Cầu thay cho lời cầu chúc, niềm hy vọng và may mắn. Đó cũng là lý do mà tại sao giới mộ điệu lại say mê loài hoa này đến vậy!
Cách chăm sóc Cẩm Tú Cầu chậu
Còn gì tuyệt hơn khi trao tặng ai đó một chậu hoa Cẩm Tú Cầu để gửi gắm trọn vẹn những cảm xúc từ đáy lòng mình? Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của loài hoa này lâu hơn, bạn cẩn phải ghi nhớ một số lưu ý về cách chăm sóc dưới đây nhé.
Đặt hoa ở nơi có ánh sáng nhẹ, nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo luôn giữ ẩm cho đất, không nên để đất quá khô vì sẽ khiến hoa và lá héo úa. Nên tưới nước cho cây mỗi ngày. Cẩm Tú Cầu là loại cây thân gỗ và có tính háo nước. Nếu thấy hoa bị gục, có dấu hiệu thiếu nước thì cần tưới nước cho hoa ngay. Tưới từ gốc và cả mặt hoa để cây phục hồi nhanh chóng.
Lưu ý bạn cần biết khi trồng Cẩm Tú Cầu trong nhà
Cẩm Tú Cầu là loài đẹp, sở hữu vẻ ngoài khác biệt nhưng lại có độc và có thể gây hại cho sức khỏe. Lá và củ của Cẩm Tú Cầu chứa hợp chất hydragin-cyanogenic glycoside. Nếu ăn phải hợp chất này có thể gây ra những phản ứng như ngứa ngáy, nôn mửa, đổ mồ hôi và đau bụng. Do cây có tính độc nên khi trồng hoặc cắm trang trí trong nhà, cần lưu ý trưng Cẩm Tú Cầu ở vị trí cách xa tầm tay trẻ nhỏ và vật nuôi.
Hình hoa Cẩm Tú Cầu đẹp
Kết
Trên đây là những thông tin và ý nghĩa của Cẩm Tú Cầu. Dalat Hasfarm đã tìm hiểu và mong muốn chia sẻ cùng bạn. Tuy nhiên, chắc chắn đối với mỗi người thì từng loài hoa lại mang đến một ý nghĩa riêng. Vậy bạn cảm nhận gì về vẻ đẹp trong từng cánh hoa của Cẩm Tú Cầu? Hãy chia sẻ với Dalat Hasfarm trong phần bình luận phía dưới nhé!
Bạn say đắm với vẻ đẹp độc đáo của hòa và tự hỏi “Mua hoa Cẩm Tú Cầu ở đâu?”. Cẩm Tú Cầu chậu đã được Dalat Hasfarm phát triển và cung cấp quanh năm. Chúng rất thích hợp để trang trí nhà cửa và làm quà tặng. Hiện nay, bạn có thể tìm mua Cẩm Tú Cầu trồng chậu và cả cắt cành tại các cửa hàng hoa tươi Dalat Hasfarm trên toàn quốc. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo và đặt mua online những mẫu hoa Cẩm Tú Cầu thiết kế mắt để làm quà tặng tại ĐÂY