Ngày của Mẹ hay ngày Mother’s Day là ngày lễ được tổ chức vào tháng 5 để tôn vinh tình Mẹ, bày tỏ tình yêu, lòng biết ơn và ngưỡng mộ dành cho Mẹ. Ngày của Mẹ trên thế giới được kỷ niệm theo nhiều cách khác nhau, hãy cùng Dalat Hasfarm tìm hiểu xem các quốc gia có điểm nào thú vị nhé.
Tại các quốc gia Mỹ La-tinh
Các khu vực có cộng đồng người Mexico lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như California và New Mexico đều kỷ niệm Ngày của Mẹ vào 10/5 thay vì vào Chủ nhật thứ hai trong tháng 5.
Theo phong tục ở Mexico, sáng ngày 10 tháng 5, các con sẽ đánh thức Mẹ dậy với bài hát truyền thống “Las Mañanitas”. Giống như Ngày của Mẹ trên thế giới, người dân ở Mexico cũng gửi quà tặng hoa và thiệp.
Ngày 10 tháng 5 là một trong những ngày bận rộn nhất của các nhà hàng ở Mexico, vì lúc này Mẹ và các con đều cùng nhau ra ngoài dùng bữa. Nhiều doanh nghiệp còn cho phép nhân viên nghỉ vào giữa trưa để có thời gian dành cho gia đình. Nếu ngày 10/5 rơi vào các ngày trong tuần, các trường học thường tổ chức các hoạt động Ngày của Mẹ để các em hát tặng Mẹ.
Tại Anh Quốc
Ở Anh, Ngày của Mẹ được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay (Lent). Truyền thống bắt nguồn từ thời trung cổ khi các gia đình nghèo có con đi làm xa, và họ sẽ được về thăm nhà trong mùa Chay. Dần dần cứ đến thời gian này, các người con sẽ cùng Mẹ đến nhà thờ Mẫu, tặng Mẹ Cẩm Chướng, hoa Hồng kèm theo những chiếc bánh đặc biệt được gọi là Mothering Cakes.
Tại Áo, Đức và Thụy Sĩ
Tại Áo, Đức và Thụy Sĩ, ngày của Mẹ, hay còn gọi là Muttertag, được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng 5 giống như hầu hết các quốc gia khác. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thụy Sĩ đã trở thành một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên giới thiệu Ngày của Mẹ, với lễ kỷ niệm đầu tiên vào năm 1917. Đối với cả ba quốc gia này, Ngày của Mẹ là một lễ của tình gia đình và lòng biết ơn, được thể hiện bằng những bó hoa tươi, món quà ý nghĩa và lời chúc chân thành.
Tại Nhật Bản
Những bông hoa Cẩm Chướng xinh đẹp là biểu tượng vừa dịu dàng, vừa tình cảm của những người Mẹ Nhật Bản. Trẻ em chào Mẹ bằng cách nói “Haha-no-hi” và tặng hoa cho họ. Truyền thống kỷ niệm Ngày của Mẹ trong văn hóa Nhật Bản hiện đại bắt đầu vào năm 1913. Ngoài Cẩm Chướng, hoa Hồng cũng được các doanh nghiệp và cửa hàng lớn chọn để trang trí cửa sổ của họ nhằm bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho các bà, các Mẹ.
Việt Nam kỷ niệm Ngày của Mẹ như thế nào?
Dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, nhưng Ngày của Mẹ cũng đã trở nên quen thuộc với mọi người. Ở Việt Nam, những người con sẽ cùng nhau kỷ niệm Ngày của Mẹ với những điều ý nghĩa như cùng ăn bữa cơm gia đình, dành tặng Mẹ những bó hoa tươi thắm, hoặc đơn giản là trao gửi lời yêu thương, phụ giúp Mẹ nhiều hơn. Giống như Ngày của Mẹ trên thế giới, loài hoa không thể thiếu là Cẩm Chướng. Đặc biệt Cẩm Chướng Dalat Hasfarm còn được phát triển với nhiều giống và màu sắc khác nhau để những món quà trong ngày này trở nên cảm xúc hơn.
Có thể thấy, Ngày của Mẹ trên thế giới có nhiều cách để kỷ niệm tùy theo nền văn hóa của quốc gia. Nhưng dù là ở đâu, thì có hai điều vẫn không thay đổi: Những đóa hoa tươi là đại diện hoàn hảo cho tình mẫu tử thiêng liêng, và điều ý nghĩa nhất là khi con luôn dành cho Mẹ những yêu thương, quan tâm chân thành nhất.