Hồng môn hay vĩ hoa tròn, buồm đỏ, có tên khoa học là : Anthurium andreaenum. Tên thường gọi trong tiếng Anh: tail flower, flamigo flower, laceleaf. Với sắc đỏ thắm quyến rũ, phiến lá hình trái tim lạ mắt, đây là loại cây cảnh ngày càng được ưa chuộng làm quà tặng, chưng trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, Hồng môn là một loài cây mang nhiều lợi ích, nằm trong danh sách các loài thực vật lọc khí độc. Theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí.
- Tên: Hồng môn
- Tên gọi khác: vĩ hoa tròn, buồm đỏ
- Tên tiếng Anh: tail flower, flamigo flower, laceleaf
- Tên khoa học: Anthurium andreaenum
- Họ: Araceae
- Độ bền: lâu năm
Một loại cây có rất nhiều ưu điểm, đúng không nào? Vì thế, khi chăm sóc Hồng môn chậu các bạn cũng nên lưu ý một số điểm quan trọng. Điều đó sẽ giúp cho chậu cây hoa được tươi tốt, có độ bền lâu và ra hoa nhiều hơn, đẹp hơn.
1. Tưới nước
Hồng môn cần lượng nước tưới vừa phải, từ 2-3 lần/tuần, nhưng lượng nước tưới đừng quá nhiều vì như thế sẽ làm hư rễ cây và vàng lá. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, quan sát cây cúc để đảm bảo rằng chúng không thiếu nước và tưới đủ lượng nước cần thiết. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấc chúng lên và xem có lá rũ xuống hoặc nhăn nheo không, khi đó chỉ cần tưới thêm nước cho cây là được.
2. Đất trồng
Nguồn gốc của Hồng môn là thực vật biểu sinh, loài cây này thích loại đất nghèo dinh dưỡng và cũng không nhất thiết cần đất để phát triển. Ví dụ, trong rừng mưa nhiệt đới, cây thường mọc ở vị trí giữa những bụi cây trên mặt đất của rừng mưa nhiệt đới. Chúng sử dụng độ ẩm từ không khí và chất dinh dưỡng từ là cây hoặc thực vật chết xung quanh để nuôi cây.
Để Hồng môn phát triển tốt cây cần được trồng trong đất tơi xốp và dễ thoát nước. Có thể sử dụng các loại giá thể trồng Lan như xơ dừa, than củi, rêu, đất nung… để trồng. Nếu cây phát triển lớn, ban nên sang chậu và bổ sung chất dinh dưỡng để cây luôn tươi tốt.
Nếu hoa hồng môn nở hoa thường xuyên thì hoa đã có vị trí và đất thích hợp để phát triển. Nhưng nếu cây không tạo ra bất kỳ chiếc lá có màu đỏ tươi nào thì nơi đó quá tối và cần được thay đổi vị trí thích hợp.
3. Ánh sáng và vị trí đặt cây
Hồng môn là loại cây ưa sáng gián tiếp, cây có thể chịu được trong môi trường ánh sáng yếu. Tuy nhiên, nếu đặt ở nơi quá tối, hoa sẽ nở ít và chậm. Còn nếu đặt ở nơi ánh sáng quá chói chang, ánh nắng sẽ làm lá cây dễ khô héo. Vì vậy cần lưu ý tránh để hoa tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.
Bạn nên đặt chậu hoa trong nhà. Bạn cũng có thể đặt hoa ở nơi có điều kiện ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm, đảm bao nơi đó cây có thể nhận được ánh sáng mặt trời gián tiếp ít nhất 6 giờ/ ngày. Nếu ánh sáng vào nhà bị hạn chế, bạn có thể bổ sung ánh sáng tự nhiên bằng đèn led cho cây.
4. Nhiệt độ
Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-35 độ C, nhưng đừng lo lắng vì cây có khả năng thích nghi cao và có thể phát triển tốt ở điều kiện trong nhà. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ ngôi nhà của bạn quá nóng vào những ngày hè thì cây sẽ héo. Còn khi nhiệt độ quá thấp đặc biệt là những ngày đông, nếu bạn đặt cây ở ngoài trời, trong thời tiết dưới 10 độ C thì hồng môn sẽ ngừng phát triển.
5. Phân bón
Bạn có thể bón phân NPK 1 lần/ tuần để cây được phát triển tốt. Nhưng cũng cần lưu ý tránh sử dụng quá nhiều phân bón vì có thể làm lá cháy hoặc cây bị sốc ủ rũ. Ngoài ra, cũng cần cắt tỉa hoa và lá già để cây sớm ra hoa lại.
6. Độ ẩm
Hầu hết hồng môn phát triển mạnh ở độ ẩm, nhưng các giống ra hoa có thể chịu được khô hạn hơn. Nếu độ ẩm xung quanh dưới 50% thì hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm lên ít nhất 60%. Hoặc bạn cũng có thể rải sỏi và đổ nước vào một cái khay nhỏ rồi đặt cạnh chậu cây hồng môn để giúp tăng độ ẩm cho cây.
Mẹo nhỏ khi chăm sóc hồng môn chậu
- Sử dụng phân bón có hàm lượng phốt-pho cao để thúc đẩy cây ra hoa nhiều hơn.
- Sử dụng đất thoát nước tốt để tránh thối rễ nhưng giữ đủ độ ẩm để rễ hấp thụ.
- Khi hồng môn của bạn phát triển, hãy sang cây vào chậu lớn hơn. Rễ chen chúc sẽ kìm hãm sự phát triển của cây.
- Khi hoa tàn và bạn muốn loại bỏ chúng, hãy cắt ở gốc cuống hoa, vị trí gần gốc cây nhất.
- Hồng môn là cây có độc, vì vậy hãy hết sức cẩn thận nếu bạn có vật nuôi và/hoặc trẻ nhỏ. Nhựa cây cũng có thể gây kích ứng da.
Kết
Chăm sóc cây cảnh trồng trong nhà nói chung và hồng môn chậu nói riêng cũng cần đòi hỏi sự tỉ mẩn, kỹ lưỡng như vậy. Không chỉ là về kỹ thuật, mà còn là sự quan tâm. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được kỹ thuật chăm sóc Hồng môn để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp để tăng thêm phần đẹp mắt cho không gian xung quanh.
Để tìm mua chậu hồng môn đẹp để trang trí trong nhà hay văn phòng làm việc, bạn có thể tìm mua tại website mua hoa online của Dalat Hasfarm nhé!
Mua ngay: Chậu cây hồng môn đẹp trang trí trong nhà – Dalat Hasfarm