Hoa - với vẻ đẹp rực rỡ, hương thơm ngát, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Hoa cúng không chỉ đơn thuần là một lễ phẩm, mà hoa còn mang ý nghĩa sâu sắc, biểu đạt lòng thành kính và sự tôn trọng của con người đối với thần linh và tổ tiên.
Từ những bông Sen tinh khiết, những cành Mai vàng rực trong ngày Tết, cho đến những bông hoa Cúc tươi mới, mỗi loại hoa được dùng để dâng cúng đều thể hiện một thông điệp tinh thần riêng biệt.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dâng hoa cúng - một nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, từ ý nghĩa tinh thần, cách chọn, cho đến các loại hoa được ưa chuộng trong nghi lễ.
Thờ cúng trong văn hóa người Việt
Thờ nghĩa là gì?
Thờ hay Thờ Phượng là một hoạt động tâm linh nhằm thể hiện, bày tỏ sự tôn vinh, kính trọng và nhớ ơn đối với các vị ơn trên như các vị thần linh, chư Phật, ông bà tổ tiên, tổ nghề hoặc với Tổ quốc.
Cúng là gì?
Cúng là dâng lễ vật lên các vị ơn trên, theo tín ngưỡng hoặc theo phong tục hoặc theo văn hóa cổ truyền. Cúng gọi đầy đủ là “Cúng dường”, là từ của Phật giáo, được chuyển ngữ từ Tiếng Hoa là “Cúng dưỡng”
Cúng dưỡng: là cung cấp, phụng dưỡng bằng tình yêu thương và bổn phận. Sự cung cấp ở đây được hiểu là giúp đỡ về mặt vật chất cho những người đang cần sự hỗ trợ hoặc thiếu thốn.
Cúng dường: là dâng hiến và cúng lễ đến các bậc ơn trên. Là tưởng niệm đến những bậc thâm ân, những người mình đã tri ân, đã quy ngưỡng với hành động tôn kính. Trong Phật giáo còn gọi là Cúng dường Tam Bảo, cúng dường Thầy Tổ, cúng dường Trai Tăng …
5 Lễ phẩm cần có khi dâng cúng
Trong Phật giáo, lễ vật không đơn thuần chỉ là một vật phẩm để dâng cúng bình thường. Từ các loại hoa cúng, trái cây hay nhang, đèn đều mang một hình ảnh và ý nghĩa riêng biệt.
1. Hoa Tươi:
Hoa tươi với vẻ đẹp tươi mới và mùi hương dịu dàng là một món quà của thiên nhiên. Mỗi bông hoa như một lời nhắc nhở về cuộc sống, về sự tươi mới, sức sống mãnh liệt và sự vô thường. Hoa cúng luôn là các loại hoa cắt cành tươi, mới nhất để hiện lòng thành và sự tôn kính, biết ơn
2. Nén Nhang:
Khi nén nhang được thắp lên, khói hương nhẹ nhàng bay trên không trung, thể hiện cho những ước vọng tốt đẹp sẽ được lan tỏa khắp muôn phương. Mùi hương nhang cũng thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với các bậc ơn trên. Trong Phật giáo hương nhang nhắc cho ta nhớ cái hương thơm của đức hạnh cần có của một Phật Tử chân chính.
3. Ngọn Đèn:
Hình ảnh ngọn đèn là một biểu tượng để soi sáng trí tuệ và sự nhận thức. Trong bầu không khí yên tĩnh của nghi thức thờ cúng, ngọn đèn làm sáng bừng không gian, mang lại ánh sáng cho con đường tâm linh, giúp chúng ta thấu hiểu rõ hơn về cuộc sống và bản thân mình.
4. Trái Cây:
Trái cây phong phú, màu sắc tươi sáng, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và sự phát triển. Trái cây như những món quà ngọt ngào từ thiên nhiên, nhắc nhở chúng ta về sự ban tặng phong phú và lòng biết ơn đối với cuộc sống.
5. Trà Nước:
Nước là linh hồn của cuộc sống, tượng trưng cho sự thanh tịnh, sự tẩy rửa và sự nuôi dưỡng. Giọt nước trong suốt, dịu mát nhắc nhở chúng ta về sự trong sáng của tâm hồn và tầm quan trọng của sự chăm sóc, nuôi dưỡng tình yêu thương và sự sống.
Thờ cúng và ý nghĩa dâng hoa trong thờ cúng
Hoa cúng Ông Bà Tổ Tiên
Thờ cúng tổ tiên là cách thể hiện sự kính trọng, bày t lòng biết ơn, và cũng là cách duy trì sự liên kết với gia đình lớn. Những bông hoa tươi thắm trên bàn thờ ông bà, tổ tiên, không chỉ tượng trưng cho sự sống, mà còn chứa đựng trọn vẹn sự biết ơn và tình cảm dạt dào con cháu dành cho những người đã đi trước.
Dâng hoa cúng Phật
Trong Phật giáo, việc thờ Phật thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với Đức Phật và những giáo lý mà Ngài đã truyền dạy. Thờ là phần quan trọng của việc tu tập, giúp người tu tâm, dưỡng tính, mở rộng lòng từ bi và trí tuệ trong đạo Phật. Dâng hoa cúng dường chính là cơ hội để từ hoa mà người học Phật ghi nhớ về bài học vô thường, phải luôn lan tỏa hương thơm của đức hạnh, phẩm chất, làm tấm gương sáng cho người người noi theo.
Hoa Sen, loài hoa biểu tượng của Phật giáo, không chỉ mang màu sắc nhẹ nhàng, hương thơm nhè nhẹ rất phù hợp với không khí trang nghiêm. Hoa Sen mang sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường. Vì vậy, dâng hoa Sen cúng Phật và mẹ Quan Thế Âm chính là hình ảnh biểu trưng cho sự tinh khiết, giác ngộ và hoàn thiện của đức Phật và đức Quan Thế Âm.
Ý nghĩa dâng hoa cho Tổ Nghề
Thánh sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ sư, tức là ông Tổ của một ngành nghề nào đó, người đã khai phá và truyền nghề lại cho thế hệ đời sau. Thờ tổ nghề là một cách để thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ và tạo nên sự kết nối giữa các thế hệ trong cùng một ngành đối với cội nguồn, tổ nghề.
Dâng hoa tổ nghề là lời tạ ơn tới những người thầy, những bậc tiền nhân đã truyền dạy nghề, giúp hậu thế có công ăn việc làm ngày hôm nay.
Hoa cúng Thần Tài -Thổ Địa là hoa gì?
Thổ Địa, hay còn gọi là Thổ công, là vị thần cai quản trong nhà, định đoạt sự họa, phúc cho mọi gia đình. Còn Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, tiền bạc hay của cải trong mỗi gia đình. Thần Tài được xem là hình tượng khác của thần Đất, người dân Nam Bộ hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình mà thường được thờ chung với nhau.
Hoa cúng cho Thần Tài - Thổ Địa là các loại hoa mang ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, may mắn, sự sung túc cho việc kinh doanh hoặc công việc, thường là các loại hoa như Đồng Tiền, Cát Tường, hoa Cúc vàng, hoa Hồng đỏ, Thủy Tiên, Lay-ơn...
Thờ Táo Quân
Táo Quân là vị thần trông coi bếp núc gia đình. Người Việt Nam quan niệm ba vị Thần Táo sẽ định đoạt phước đức. Thờ Ông Táo nhằm cầu mong sự bình yên, hạnh phúc trong gia đình. Cúng hoa cho ông Táo là gửi gắm niềm biết ơn sâu sắc đối với vị Thần Bếp trông coi gia đình, cầu mong sự bình an và ấm no cho từng thành viên.
Dâng hoa trong các ngày đặc biệt
Hoa cúng ngày Rằm
Ngày Rằm hay còn được gọi là ngày trăng tròn, là một ngày quan trọng trong văn hóa tôn giáo Việt Nam. Nó diễn ra vào giữa mỗi tháng âm lịch, khi mặt trăng lên đầy, mang theo vẻ đẹp mê hoặc và ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Người Việt thường dâng hoa cúng tổ tiên và Phật trong ngày rằm, với ý nghĩa tôn kính, tri ân, và cầu nguyện.
Cúng mụ - Cúng Đầy tháng, Thôi nôi
Người Việt Nam quan niệm rằng, em bé chào đời là do 12 bà mụ đã dày công nặn nên. Vì vậy cúng Đầy tháng, Thôi nôi cho cả bé trai và bé gái là một nghi lễ thiêng liêng để bé có những khởi đầu tốt đẹp nhất cho tương lai sau này.
Hoa viếng tang lễ
Tang lễ là một nghi lễ tưởng niệm người đã qua đời trong văn hóa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là thời gian mà người thân, bạn bè và người quen tụ tập để tưởng nhớ, tiễn biệt và chia buồn cùng gia đình người đã mất.
Hoa là một phần không thể thiếu trong đám tang. Hoa viếng tang lễ không chỉ thể hiện lòng thương tiếc của người sống đối với người đã mất, mà còn là cách để thể hiện sự tưởng nhớ, vinh danh người quá cố cũng như chia buồn sâu sắc với người thân của họ.
Hoa cúng cúng ngày giỗ
Giỗ là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Được biết đến như ngày tưởng niệm, đây là ngày mà gia đình tưởng nhớ và tôn vinh người đã mất. Dâng hoa ngày giỗ không chỉ là một nghi lễ mà còn là biểu hiện của sự tưởng nhớ, lòng tôn kính và nhớ ơn đối với người đã mất.
8 Loại hoa cúng phổ biến và ý nghĩa cao đẹp phía sau
Từng loại lễ vật, số lượng đến màu sắc khác nhau cũng sẽ mang ý nghĩa riêng biệt. Hoa lễ phẩm cũng vậy, mỗi loại hoa, màu sắc, hương thơm đều mang một ý nghĩa sâu sắc ẩn sau. Hoa chứa đựng lời nhắc nhở đầy thâm thúy của ông cha về lòng biết ơn, sự tri ân và tưởng nhớ đến cội nguồn.
-
Hoa Sen: Là hoa biểu tượng của Phật giáo. Hoa Sen dù mọc trong bùn, nhưng hoa sen luôn giữ được vẻ đẹp tinh khiết và thơm ngát là hình ảnh đại diện cho sự tinh khiết, giác ngộ và hoàn thiện.
-
Hoa Mai: Trong dịp Tết Nguyên Đán, hoa mai mang ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng và sự trỗi dậy của mặt trời, mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho mọi người.
-
Hoa Đào: Cũng giống như hoa mai, hoa đào thường được dùng trong Tết Nguyên Đán, đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng, và niềm vui.
-
Hoa Cúc: Hoa cúc, mang vẻ đẹp mộc mạc và thuần khiết, là loại hoa được ưa chuộng trong các buổi lễ cúng. Trong số đó, hoa cúc vàng được đặc biệt yêu thích bởi màu sắc rực rỡ của nó tượng trưng cho may mắn và sự thịnh vượng.
-
Hoa Hồng: Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và lòng biết ơn. Dùng hoa hồng để dâng cúng, là thể hiện lòng tôn kính đối với các vị Thần, Phật, ông bà tổ tiên hoặc những người đã mất. Bên cạnh đó, màu sắc hoa khác nhau cũng sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Nếu hoa màu trắng thường được dâng cúng trong các lễ cầu siêu, đại diện cho tình yêu và lòng kính trọng đối với người đã khuất thì hoa hồng màu đỏ lại mang ý nghĩa của sự thăng tiến, phú quý và thường được trưng trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa.
-
Hoa Cát Tường: Trong văn hóa Việt Nam, Cát Tường có nghĩa là "may mắn" và "thịnh vượng". Do đó, việc dâng hoa Cát Tường thường mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, thành công và thịnh vượng.
-
Hoa Đồng Tiền: Như tên gọi của mình, hoa Đồng Tiền tượng trưng cho tiền tài và tài lộc. Hoa Cát Tường cũng rất được ưa chuộng để dâng cúng Thần Tài - Thổ Địa.
-
Hoa Thủy Tiên: So với các loại hoa cúng khác, hoa thủy tiên mang theo mình sự nhẹ nhàng và thanh tao, sự cát tường, vạn sự như ý. Về quan điểm phong thủy, hoa thủy tiên có tác dụng khử khí xấu, đem lại nhiều vượng khí tốt cho gia đình gia chủ.
5 Loại hoa không nên dùng để cúng
Nhiều yếu tố như hình dáng, màu sắc, hương thơm, thậm chí tên gọi cũng quyết định đến việc lựa chọn loại hoa dâng hoa cúng Phật phù hợp. Dưới đây là 5 loại hoa nên tránh khi cúng dường:
-
Hoa Sứ: Với màu sắc thanh lịch và mùi hương dịu nhẹ, nhiều người nghĩ rằng hoa sứ sẽ thích hợp trong việc thắp hương. Tuy nhiên điều đó lại không đúng vì hoa sứ được cho là mang hình dạng bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, điều đó làm cho hoa sứ không phù hợp nơi thờ cúng linh thiêng.
-
Hoa Bỉ Ngạn: Loài hoa gắn ᴠới truуền thuуết bi thương cùng những câu chuyện buồn đau, sự chia ly, tuyệt vọng. Vì thế, dâng hoa Bỉ Ngạn có thể được coi là mang lại điềm xấu.
-
Hoa Hồng Đen: Mặc dù hồng là biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy, nhưng hoa hồng màu đen lại được liên kết với buồn bã, huyền bí và cái chết. Do đó, loại hoa này không nên được dùng trong cúng dường.
-
Hoa Dại: Trong thế giới hoa, có rất nhiều loại hoa khác nhau nhưng hoa dại thường được liên tưởng đến sự bỏ hoang, không được chăm sóc hay vô chủ. Dâng hoa cúng là nghi lễ đòi hỏi sự trang nghiêm và chỉnh chu. Việc dùng hoa dại để cúng dường có thể bị hiểu là thiếu lòng thành kính.
-
Hoa Giả: Hoa tươi mang hình ảnh của sự sống. Khi hoa héo tàn, chúng nhắc nhở mọi người về sự vô thường của cuộc sống. Ngược lại hoa giả không tạo nên sức sống, sự trang nghiêm, thanh tịnh và sức sống. Vì vậy, việc dùng hoa giả để cúng sẽ làm mất đi ý nghĩa.
Tuy nhiên, tùy vào niềm tin và văn hóa tín ngưỡng có sự khác biệt, nên không phải ai tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Điều quan trọng nhất chính lòng thành tâm, niềm tin và khao khát mong ước mọi điều tốt lành cho những người xung quanh thì hoa gì cũng phù hợp, hoa gì cũng đẹp cả.
Mua hoa cúng online ở đâu?
Trong thời đại số hóa như hiện nay, việc mua sắm, đặc biệt là mua hoa đã trở nên vô cùng thuận tiện và nhanh chóng. Chỉ với vài cú nhấp chuột, bạn có thể mua hoa cúng online và hoa sẽ được giao đến tận cửa. Nếu bạn đang tìm kiếm hoa cúng đẹp, tươi lâu và an toàn cho sức khỏe, Dalat Hasfarm sẽ là một gợi ý tuyệt vời.
Dalat Hasfarm hiện là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất hoa tươi theo quy trình khép kín với 4 trang trại rộng gần 320 hecta. Các sản phẩm hoa và cây xanh chất lượng cao, an toàn sức khỏe luôn được giám sát chặt chẽ từ giai đoạn ươm trồng, thu hoạch, bảo quản cho đến phân phối.
Từ năm 2014, Dalat Hasfarm đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các loài côn trùng và nấm có ích để ứng dụng vào trong sản xuất. Thông qua sử dụng Bio-Pro để trồng và kiểm soát sâu bệnh, công ty đã giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trên các loại hoa khác nhau.
Từ đó mang đến những sản phẩm hoa sạch, an toàn, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Shop hoa Dalat Hasfarm là trang mua hoa tươi cắt cành online hàng đầu Việt Nam sẽ là câu trả lời phù hợp nhất cho cho câu hỏi “Mua hoa cúng online ở đâu?” của bạn.
Đặt hoa ngay hôm nay!
• Website: shop.dalathasfarm.com
• Hotline: 1800 1143 (Miễn Phí)
• Facebook: fb.com/dalathasfarmonline
• Góp ý & hỗ trợ: hotro@dalathasfarm.com
Cửa hàng hoa tại TP.HCM:
• 266-268 Nguyễn Thiện Thuật, P.3, Quận 3 - SĐT: 028 3830 0416
• 371A Hai Bà Trưng, P.8, Quận 3 - SĐT: 028 3820 7171
• 109 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7 - SĐT: 028 5413 7802
• 99 Hậu Giang, P.5, Quận 6 - SĐT: 028 3960 1969 - 028 3960 1970
• 136-138 Trương Công Định, P.14, Q. Tân Bình - SĐT: 028 3949 1986
• 620 Phan Văn Trị, P.7 Q. Gò Vấp, HCM - SĐT: 028 3895 5518
• 49C Quốc Hương, P. Thảo Điền, Quận 2 - SĐT: 028 3519 2319
• 85 Nguyễn Thái Học, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1 - SĐT: 028 3920 2429
• 56 Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh - SĐT: 028 3551 5479
• 136-138 Trương Công Định, P.14, Q. Tân Bình - SĐT: 028 3949 1986
• 281 Đường Lê Đại Hành, P.13, Q.11 - SĐT: 0815 303 435
Cửa hàng hoa tại Hà Nội:
• 73 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm - SĐT: 024 3941 3031
• 19 Trung Hoà, quận Cầu Giấy - SĐT: 024 3227 2303
• 102H1 Tập thể Thành Công, Láng Hạ, Ba Đình (gần ngõ 12 Láng Hạ) - SĐT: 024 3728 6348
• 350 Xã Đàn, P.Phương Liên, Q.Đống Đa, Hà Nội - SĐT : 024 3858 0008
Cửa hàng hoa tại Đà Lạt:
• 01 Nguyễn Thị Minh Khai, P.1, TP.Đà Lạt - SĐT: 0263 351 3131
Cửa hàng hoa tại Biên Hòa:
• 1172 Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa, Đồng Nai - SĐT: 84 251 3816 706
Cửa hàng hoa tại Đà Nẵng:
• 87 Nguyễn Văn Linh - SĐT: 0236 355 1658 – 0236 355 1659
Cửa hàng hoa tại Hải Phòng:
• 441 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng - SĐT: 0225 3566 226
Cửa hàng hoa tại Bình Dương:
• 474 Đại lộ Bình Dương, Khu 8, P. Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - SĐT: 0274 367 8479
Cửa hàng hoa tại Cần Thơ:
• 22 Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Cần Thơ - SĐT: 0292 3735 24
Hỏi đáp & cảm nhận người dùng